Kiểm soát hiệu quả rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp là điều mà mọi nhà đầu tư đều phải đối mặt. Không có giải pháp nào có thể triệt tiêu hoàn toàn rủi ro, mà chỉ có thể kiểm soát nó trong một mức độ nhất định nhằm đảm bảo hiệu quả sinh lời và sự an toàn cho nguồn vốn của bạn.

Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp là gì?

lua-chon-kenh-dau-tu-theo-khau-vi-rui-ro

Trái phiếu nói chung và trái phiếu doanh nghiệp nói riêng là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay. Thị trường trái phiếu trong vài năm trở lại đây hết sức sôi động, thậm chí bùng nổ mạnh mẽ sau sự hoành hành của đại dịch Covid-19.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không cần chia sẻ quyền sở hữu công ty. Còn với nhà đầu tư thì đây là cơ hội tốt để cải thiện thu nhập với một nguồn thu nhập thụ động ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội sinh lời hấp dẫn thì nhà đầu tư cũng phải đối mặt với những rủi ro thường trực. Phổ biến nhất có thể kể tới một số rủi ro như:

– Rủi ro lãi suất: Giá thị trường của trái phiếu có xu hướng tăng lên khi lãi suất trái phiếu giảm và ngược lại, giá trái phiếu có xu hướng giảm khi lãi suất thị trường tăng. Điều này có thể làm giảm lợi suất mà nhà đầu tư đáng lẽ ra phải thu được.

– Rủi ro lạm phát: Những trái phiếu kỳ hạn càng dài thì nguy cơ ảnh hưởng từ lạm phát càng cao. Đây là tình trạng tốc độ lạm phát quá nhanh với tỷ lệ cao, khiến lợi suất của nhà đầu tư bị giảm, thậm chí rơi vào mức âm. Chẳng hạn như trái phiếu kỳ hạn 10 năm có lãi suất 6%, nhưng tỷ lệ lạm phát lên đến 7% thì lợi suất của nhà đầu tư sẽ là -1%.

– Rủi ro thanh khoản: Đây là tình trạng nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc bán trái phiếu trước kỳ hạn trong trường hợp cần tiền vào việc cấp bách nào đó. Hoặc đơn giản là khi thấy trái phiếu tăng giá nên muốn bán ra để kiếm lời từ khoản chênh lệch. Nguyên nhân là do nhu cầu của thị trường đối với trái phiếu đó ở mức thấp, ít người quan tâm.

– Rủi ro tín dụng: Đây được đánh giá là mối lo lớn nhất đối với mọi nhà đầu tư. Nó dùng để chỉ trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu bị vỡ nợ, mất khả năng thanh toán cho trái chủ.

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp?

Như đã nói ở trên, trong lĩnh vực đầu tư thì cơ hội và rủi ro là hai yếu tố luôn song hành với nhau. Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ rủi ro mà chỉ có thể hạn chế nó bằng kiến thức và kinh nghiệm.

Theo đó, có một số lưu ý nhỏ giúp kiểm soát độ rủi ro ở mức tương đối an toàn mà nhà đầu tư có thể tham khảo dưới đây.

1. Trang bị kiến thức vững chắc

rui-ro-trai-phieu-doanh-nghiep

Tuy trái phiếu được đánh giá là kênh đầu tư có độ an toàn cao, nhưng không có nghĩa là nhà đầu tư được phép chủ quan. Nếu bạn chỉ tham gia theo phong trào hoặc trông chờ hoàn toàn vào vận may mà không có sự hiểu biết thì nó cũng chỉ như một hình thức “đánh bạc”.

Muốn đảm bảo hiệu quả đầu tư cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất thì điều đầu tiên mà nhà đầu tư cần lưu ý chính là trang bị một nền tảng kiến thức càng vững chắc càng tốt. Hay bắt đầu với những thuật ngữ, khái niệm cơ bản và dần tìm hiểu chuyên sâu kết hợp song song với việc thực hành nhé.

2. Lựa chọn trái phiếu tốt

Mức độ rủi ro tỷ lệ nghịch với chất lượng của trái phiếu. Muốn giảm thiểu rủi ro thì bạn cần lựa chọn được trái phiếu tốt, của doanh nghiệp phát hành uy tín. 

Bạn có thể tham khảo một số tiêu chí đánh giá tiềm năng của trái phiếu doanh nghiệp như:

– Uy tín của doanh nghiệp phát hành: Xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp phát hành càng cao thì rủi ro vỡ nợ (mất khả năng thanh toán) càng thấp. Bên cạnh đó, những trái phiếu của các doanh nghiệp lớn, có bề dày lịch sử hoặc dẫn đầu ngành nghề, lĩnh vực… bao giờ cũng an toàn hơn.

– Kỳ hạn của trái phiếu: Kỳ hạn càng dài thì rủi ro lạm phát càng cao và khả năng thu hồi vốn cũng sẽ bị đe dọa phần nào. Bởi rất khó để đảm bảo doanh nghiệp hiện tại vẫn sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng sau 5-10 năm.

– Phân loại của trái phiếu: Trái phiếu có tài sản đảm bảo hoặc bên thứ ba bảo lãnh thanh toán, trái phiếu niêm yết, trái phiếu ghi danh là những sự lựa chọn phù hợp với nhà đầu tư không ưa mạo hiểm.

– Mức lãi suất: Đây có thể nói là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của những trái phiếu rủi ro cao. Nói một cách dễ hiểu thì những doanh nghiệp khát vốn, tiềm lực tài chính, khả năng huy động vốn không mạnh mẽ mới buộc phải đưa ra mức lãi suất cao bất thường nhằm kích thích lòng tham của nhà đầu tư.

3. Tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia

Việc đánh giá chất lượng của một trái phiếu doanh nghiệp không hề đơn giản. Đặc biệt là với các nhà đầu tư cá nhân, những người không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – chứng khoán.

Đó là lý do bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ những công ty môi giới chứng khoán chuyên nghiệp. Những chuyên gia đó sẽ dùng kiến thức, kinh nghiệm của họ cũng sự hỗ trợ của các công cụ hiện đại để phân tích, đánh giá trái phiếu một cách chính xác nhất có thể. Bên cạnh đó, một số công ty môi giới chứng khoán còn có chính sách mua lại, giúp bảo toàn vốn cho nhà đầu tư.

Trên đây là một số thông tin về rủi ro trái phiếu doanh nghiệp và cách kiểm soát rủi ro hiệu quả. Hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình làm quen với thị trường trái phiếu. Chúc các bạn thành công./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.