Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để làm gì?

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đến mức nhiều người tỏ ra lo ngại và đề nghị nhà nước có chính sách siết chặt vấn đề này. Vậy doanh nghiệp phát hành trái phiếu để làm gì và nhà đầu tư cần lưu ý những gì khi tham gia sân chơi này? Cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây nhé.

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một loại chứng khoán, ghi nhận khoản vay của tổ chức phát hành đối với người sở hữu trái phiếu (hay còn gọi là trái chủ). Theo đó, bên phát hành có nghĩa vụ phải trả lãi suất định kỳ cho trái chủ và hoàn lại tiền gốc khi đến đáo hạn. Kỳ hạn trái phiếu và mức lãi suất do các bên phát hành tự định ra và được niêm yết rõ ràng ngay từ đầu.

doanh-nghiep-phat-hanh-trai-phieu1

Phân loại trái phiếu

Có rất nhiều cách phân loại trái phiếu dựa theo các tiêu chí khác nhau. Như tiêu chí về hình thức thanh toán, về tính chất trái phiếu, về lợi tức trái phiếu, về mức độ đảm bảo khả năng thanh toán… Và phổ biến hơn cả là phân loại theo tiêu chí tổ chức phát hành.

Với tiêu chí này, chúng ta có 3 nhóm trái phiếu, gồm:

– Trái phiếu Chính phủ.

– Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính.

– Trái phiếu doanh nghiệp.

Mục đích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu?

Như đã trình bày ở trên, trái phiếu thức chất chính là một “chứng nhận nợ”, dùng để xác nhận khoản vay của tổ chức phát hành đối với người sở hữu trái phiếu.

Các doanh nghiệp cần huy động vốn để hoạt động sản xuất, kinh doanh và trái phiếu chính là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả nhất. Nói một cách dễ hiểu thì doanh nghiệp đang đi vay tiền của nhà đầu tư thông qua trái phiếu. Việc này có thể được thực hiện đồng thời với các kênh khác, như phát hành cổ phiếu, vay vốn ngân hàng, kêu gọi đầu từ các quỹ hoặc các cá nhân…

Có nhiều yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp phát hành trái phiếu thay vì các kênh gọi vốn khác. Chủ yếu xuất phát từ những đặc trưng khá nhiều ưu điểm của hình thức này. Cụ thể:

– So với vay vốn ngân hàng thì lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho người sở hữu trái phiếu có thể thấp hơn. Bởi mức lãi suất này do doanh nghiệp tự đề xuất. Thông thường sẽ đặt ở mức cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, nhằm thu hút nhà đầu tư, nhưng sẽ thấp hơn mức lãi vay của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

– Các doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh hoạt động khi cần thiết với kênh trái phiếu. Trong khi vay vốn ngân hàng thường đi kèm nhiều điều khoản hạn chế sự tự do, linh hoạt của doanh nghiệp.

– Với cổ phiếu, những người sáng lập, sở hữu doanh nghiệp có thể sẽ phải trao lại một phần quyền sở hữu công ty theo tỷ lệ phần trăm nhất định và nó có thể ảnh hưởng tới quyền lợi lâu dài. Nhưng với trái phiếu thì đội ngũ sáng lập sẽ không bị mất quyền sở hữu mà chỉ phải trả khoản vay với mức lãi có thể tính toán trước.

Nhìn chung, trái phiếu doanh nghiệp là một sự lựa chọn hấp dẫn ở cả góc độ nhà đầu tư lẫn nhà phát hành. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ là đòn bẩy hiệu quả giúp thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với nhà đầu tư, trái phiếu là kênh đầu tư sinh lời ổn định và an toàn cao.

Tất nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lượng trái phiếu phát hành, mệnh giá trái phiếu và mức lãi suất sao cho phù hợp với chiến lược phát triển và đủ sức hấp dẫn trên thị trường. Với nhà đầu tư, việc cần làm là lựa chọn trái phiếu của các doanh nghiệp uy tín, tiềm năng, để đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.