Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp hay không?

“Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp hay không?” là câu hỏi chung của rất nhiều người mới bắt đầu quan tâm tới thị trường chứng khoán. Muốn trả lời được câu hỏi này, trước hết, nhà đầu tư cần hiểu những cơ hội và rủi ro của trái phiếu trong bối cảnh hiện nay.

Tổng quan về trái phiếu doanh nghiệp

tim-hieu-ve-trai-phieu-doanh-nghiep

Trái phiếu xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1990. Nhưng cho tớ vài năm trở lại đây mới thực sự trở nên phổ biến. Đặc biệt là sau khi đại dịch Covid xuất hiện, khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc người dân phải tìm cách đa dạng hóa nguồn thu nhập, cũng như tạo nguồn thu nhập dự phòng, thì thị trường trái phiếu càng bùng nổ.

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán nợ do các công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành, nhằm huy động vốn từ nhà đầu tư để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, nhiều người cũng xếp chung trái phiếu ngân hàng vào nhóm trái phiếu doanh nghiệp.

Về bản chất, đây là một khoản vay và doanh nghiệp phát hành có nghĩa vụ trả lãi suất định kỳ cho người nắm giữ trái phiếu, kể cả trong trường hợp làm ăn thua lỗ. Điều này cũng chính là khác biệt lớn nhất giữa trái phiếu và cổ phiếu. Đồng thời, nó cũng là nguyên nhân quan trọng khiến trái phiếu doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư.

Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp hay không?

Năm 2022 được dự báo là vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, song nền kinh tế nước ta sẽ có những cải thiện theo hướng tăng trưởng tích cực. Thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục là “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà đầu tư tài chính, bao gồm cả các quỹ đầu tư chuyên nghiệp lẫn cá nhân đầu tư riêng lẻ. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp hứa hẹn vẫn là một trong những kênh đầu tư thu hút nhất.

Để trả lời cho câu hỏi có nên mua trái phiếu doanh nghiệp hay không thì mấu chốt là phải hiểu được những ưu điểm, cơ hội của trái phiếu doanh nghiệp cùng những rủi ro tiềm ẩn.

co-nen-mua-trai-phieu-doanh-nghiep

1. Ưu điểm của trái phiếu doanh nghiệp

– Tính đa dạng: Trái phiếu doanh nghiệp có rất nhiều loại với các đặc trưng khác nhau (như trái phiếu chuyển đổi/ không chuyển đổi; trái phiếu ưu đãi; trái phiếu bảo đảm/ không đảm bảo; trái phiếu quyền mua/quyền chọn; trái phiếu ghi danh, trái phiếu OTC…), đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của các nhà đầu tư khác nhau. Đồng thời cũng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, giúp phân tán rủi ro hiệu quả.

– An toàn cao: Trái phiếu chính là một khoản vay và lãi suất thường cố định (trừ trái phiếu lãi thả nổi). Dù doanh nghiệp phát hành hoạt động hiệu quả hay làm ăn thua lỗ thì vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả lãi và hoàn vốn đúng thời hạn cho trái chủ. Trường hợp phá sản hoặc ngừng hoạt động vì bất cứ lý do gì thì trái chủ cũng sẽ được ưu tiên thanh toán trước, sau đó mới tới cổ đông. Vì vậy mà trái phiếu được đánh giá rất cao về độ an toàn.

– Lợi suất hấp dẫn: Lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp thường khá cao, cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Trung bình khoảng 9-11%. Thậm chí, để cạnh tranh với nhau mà nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đưa ra mức lãi suất khủng, lên tới 15-18%. Đây là cơ hội lớn cho nhà đầu tư tăng thu nhập. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần hết sức cảnh giác bởi lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao.

– Không cần nhiều vốn: Khác với vàng, bất động sản hay một số kênh khác, đối với trái phiếu doanh nghiệp, bạn chỉ cần khoản 100 triệu đồng là có thể bắt đầu với sân chơi này. Ngoài ra, một số quỹ mở còn cho phép nhà đầu tư tham gia theo hình thức góp vốn tích lũy với số vốn từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu đồng.

– Dễ tiếp cận: Nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận với trái phiếu doanh nghiệp thông qua các sàn giao dịch chứng khoán như Hose, HNX, Upcom… hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán.

2. Rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp

Cơ hội và rủi ro là hai thái cực luôn song hành với nhau. Trái phiếu doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Những nguy cơ mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi mua trái phiếu doanh nghiệp gồm:

– Rủi ro lãi suất

– Rủi ro thanh khoản

– Rủi ro tín dụng

– Rủi ro lạm phát

Bạn có thể tham khảo chi tiết qua bài viết: Cảnh báo những rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp 

Trong đó, rủi ro tín dụng được cho là mối nguy đáng lo ngại nhất. Tức là doanh nghiệp phát hành vỡ nợ, mất khả năng chi trả. Nhà đầu tư có thể chỉ được trả một phần hoặc tệ hơn còn có thể mất trắng khi tình huống xảy ra.

Đối với rủi ro lạm phát thì thường chỉ xảy ra với trái phiếu dài hạn hoặc khi thị trường xảy ra những bất ổn cực lớn. Hiện nay, nhà nước ta vẫn đang kiểm soát khá tốt tỷ lệ lạm phát.

Nói tóm lại, mua trái phiếu doanh nghiệp hay không là lựa chọn riêng của mỗi người. Không có câu trả lời tuyệt đối cho tất cả. Bạn cần cân nhắc khả năng tài chính, mục tiêu thu nhập và khẩu vị rủi ro của bản thân để quyết định.

Cuối cùng, lời khuyên dành cho những nhà đầu tư mới là không nên chạy theo lãi suất cao và nên giao dịch thông qua các công ty môi giới chứng khoán uy tín, để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm hỗ trợ, giúp tối ưu lợi suất và hạn chế rủi ro.

Chúc các bạn thành công./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.