Tìm hiểu về trái phiếu tăng vốn cấp 2

Trái phiếu tăng vốn cấp 2 là một khái niệm không quá xa lạ đối với dân đầu tư tài chính – chứng khoán, song thực tế lại rất ít người hiểu rõ về khái niệm này.

trai-phieu-tang-von-cap-2

Trái phiếu tăng vốn cấp 2 là gì?

Để hiểu được khái niệm trái phiếu tăng vốn cấp 2 thì trước hết, nhà đầu tư cần tìm hiểu về một số khái niệm liên quan, như vốn điều lệ, vốn cấp 1, vốn cấp 2…

  • Vốn điều lệ: Là tổng số vốn do các cổ đông, thành viên của doanh nghiệp đóng góp (hoặc cam kết đóng góp trong một thời hạn nhất định). Vốn điều lệ sẽ được khai nhận với cơ quan chức năng khi đăng ký thành lập công ty.
  • Vốn cấp 1  (TIER 1): Là khoản tiền mà ngân hàng đã lưu trữ để duy trì hoạt động thông qua tất cả các giao dịch rủi ro mà nó thực hiện. Về cơ bản, có thể hiểu vốn cấp 1 là vốn cổ phần của ngân hàng, hỗ trợ cho vay của ngân hàng, gồm cổ phiếu phổ thông và lợi nhuận giữ lại của ngân hàng.
  • Vốn cấp 2 (TIER 2): Là thước đo tiềm lực tài chính của một ngân hàng liên quan đến các dạng nguồn lực tài chính có độ tin cậy ở hàng thứ hai (sau vốn cấp 1). Là nguồn thứ cấp của vốn ngân hàng, cung cấp tài chính cho các hoạt động của ngân hàng. Bao gồm nợ phụ thuộc, chứng khoán có thể chuyển đổi và một phần của dự trữ lỗ khoản vay đối với khoản cho vay xấu.

Trái phiếu tăng vốn cấp 2 chính là loại trái phiếu mà ngân hàng phát hành nhằm tăng vốn phục vụ cho các hoạt động khác, với các điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật.

Hiểu đúng về trái phiếu tăng vốn cấp hai

Một số bài viết “lập lỡ” việc ngân hàng phát hành trái phiếu nhằm tăng vốn điều lệ khiến cho nhiều nhà đầu tư hoang mang. Trong khi trên thực tế, theo tiêu chuẩn quốc tế (nguyên tắc BASLE) và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005) về phân loại vốn cấp I và vốn cấp II thì vốn hình thành từ trái phiếu tăng vốn không bao giờ có thể thể trở thành vốn điều lệ khi tiến hành cổ phần hóa.

Vốn điều lệ là vốn đã được cấp, vốn đã góp và thuộc loại vốn cấp I. Vốn hình thành từ việc bán trái phiếu tăng vốn sẽ được ghi nhận vào vốn cấp II, đồng thời làm cho vốn tự có của ngân hàng tăng lên. Vốn tự có bao gồm vốn cấp I cộng với vốn cấp II.

Mặt khác, tất cả trái phiếu dài hạn đều được coi là trái phiếu tăng vốn. Nhưng chỉ những trái phiếu đáp ứng đủ 6 điều kiện theo Điều 3 khoản 1.2 điểm c (đối với trái phiếu chuyển đổi) hoặc Điều 3 khoản 1.2 điểm d (đối với các công cụ nợ khác) của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN nêu trên mới được ghi vào vốn cấp 2.

Nhìn chung, vốn cấp 2 bao gồm các công cụ lai giữa nợ và vốn, dự phòng tổn thất cho vay và dự trữ định giá lại cũng như lợi nhuận chưa phân bổ. Nó được coi là nguồn vốn tài trợ bổ sung, nên độ tin cậy không được đánh giá cao bằng vốn cấp 1.

Mặc dù vậy, trái phiếu tăng vốn cấp II vẫn là sự lựa chọn đáng tham khảo dành cho nhà đầu tư muốn sinh lời từ nguồn tiền nhàn rỗi. Nó vẫn có những ưu điểm và hạn chế riêng, tương tự như mọi loại trái phiếu khác. Bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư nhé./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.