Trái phiếu chiết khấu (Discount Bond) là gì?

Trái phiếu chiết khấu (discount bond) là một khái niệm không mới đối với các nhà đầu tư trái phiếu. Nhưng thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa cũng như các đặc trưng của loại trái phiếu này.

Trái phiếu chiết khấu là gì?

trai-phieu-chiet-khau

Trái phiếu chiết khấu tiếng Anh là Discount Bond và trong kinh tế học định nghĩa là “trái phiếu trả trước”. Đây là loại trái phiếu không có lãi suất. Thay vào đó, nhà đầu tư sẽ được mua vào với giá thấp hơn mệnh giá ban đầu của nó.

Bên cạnh đó, trái phiếu chiết khấu còn tồn tại ở hình thức giao dịch với mức giá thấp hơn khi được ban hành tại thị trường thứ cấp.

Có một số nguyên nhân khiến giá trị của trái phiếu chiết khấu thấp hơn mệnh giá, gồm lãi suất chênh lệch, chỉ số xếp hạng tín dụng của bên phát hành giảm giảm hoặc rủi ro vỡ nợ cao…

Đặc trưng của trái phiếu chiết khấu

– Trái phiếu chiết khấu được các tổ chức, cá nhân giao dịch mua bán theo quy định của pháp luật.

– Nếu giá bán thấp hơn mệnh giá từ 20% trở lên thì được coi là trái phiếu chiết khấu sâu.

– Trên thị trường thứ cấp, trái phiếu có giá bán thấp hơn mệnh giá thật đều là trái phiếu chiết khấu.

So sánh trái phiếu chiết khấu và trái phiếu thông thường

1. Về hình thức phát hành

– Trái phiếu thông thường được phát hành với mệnh giá cố định niêm yết trên trái phiếu.

– Trái phiếu chiết khấu được phát hành với giá bán thấp hơn mệnh giá trên trái phiếu.

2. Về hình thức chi trả và lãi suất

– Với trái phiếu thông thường, nhà đầu tư được trả lãi suất định kỳ và thanh toán tiền gốc khi đến kỳ đáo hạn. Mức lãi suất tùy loại trái phiếu và sẽ có thỏa thuận cụ thể ngay tại thời điểm mua.

– Với trái phiếu chiết khấu, nhà đầu tư không được trả lãi định kỳ. Thay vào đó, nhà đầu tư mua vào với giá thấp hơn x% so với mệnh giá trái phiếu, khi đáo hạn sẽ được thanh toán đủ số tiền như trên mệnh giá trái phiếu. Nghĩa là nhà đầu tư hưởng lợi suất từ mức chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra.

Ví dụ: Ngày 1/1/2020, doanh nghiệp A phát hành trái phiếu chiết khấu với mệnh giá niêm yết là 100.000đ/trái phiếu và có kỳ hạn 3 năm. Ngày 1/1/2021, anh B mua trái phiếu này với giá 70.000đ/trái phiếu. Đến ngày đáo hạn (tức 1/1/2023), doanh nghiệp A sẽ mua lại trái phiếu của anh B với đúng giá 100.000đ/trái phiếu. Như vậy, anh B đã thu được lợi tức tương đương với 30% cho khoản đầu tư này.

Ưu và nhược điểm của trái phiếu chiết khấu

trai-phieu-chiet-khau1

1. Về ưu điểm

– Trái phiếu dạng chiết khấu trực tiếp trên mệnh giá như thế này sẽ thuận lợi cho những người không rành về tài chính, cách tính toán lãi suất, lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể lập tức nắm được khoản tiền mà mình thu về được ngay ở thời điểm giao dịch mua vào.

– Xác suất trái phiếu tăng giá khá cao. Biên độ lãi của trái phiếu chiết khấu thường cao hơn trái phiếu thông thường. Nhà đầu tư rất khó có thể mua được trái phiếu bình thường có lãi suất trên 10%. Tuy nhiên, với trái phiếu chiết khấu thì mức lợi nhuận có thể lên tới 20-30%.

– Hình thức chi trả của trái phiếu chiết khấu cho phép nhà đầu tư thu được một khoản tiền lớn tại một thời điểm (khi đến kỳ đáo hạn). Như vậy, sẽ thuận lợi cho những người muốn tiết kiệm tiền để sử dụng cho một cho dự định nào đó. 

2. Về nhược điểm

– Nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ (mất khả năng thanh khoản) khá cao, đặc biệt là với trái phiếu chiết khấu dài hạn. Mức độ rủi ro sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp phát hành. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ về bên phát hành. Đồng thời thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hoạt hoạt động của doanh nghiệp để có sự điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.

– Khi đáo hạn, nhận tiền thanh toán, nhà đầu tư cũng sẽ đối mặt với các khoản thuế phát sinh. Do đó, hãy cân nhắc và tính toán kỹ trước khi xuống tiền.

Có thể thấy, mọi loại trái phiếu đều tiềm ẩn cả cơ hội lẫn rủi ro. Một nền tảng kiến thức vững chẳng, sự nhạy bén trước những biến động của thị trường và một chút may mắn sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đối với những nhà đầu tư mới “chân ướt chân ráo” gia nhập sân chơi này và chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm, hãy liên hệ với các chuyên gia của những công ty uy tín để có được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất nhé./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.