Lợi tức trái phiếu doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Lợi tức là mục tiêu hàng đầu mà nhà đầu tư hướng tới khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Vì vậy, những yếu tố nào ảnh hưởng tới lợi tức trái phiếu doanh nghiệp chính là một trong những mối bận tâm lớn nhất của nhà đầu tư.

Lợi tức trái phiếu doanh nghiệp là gì?

loi-tuc-trai-phieu-doanh-nghiep1

Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh huy động vốn hiệu quả giúp doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là một hình thức vay vốn mà doanh nghiệp là bên đi vay, có trách nhiệm trả lãi suất định kỳ cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu (người cho vay) và hoàn vốn ban đầu khi đến ngày đáo hạn.

Phần tiền lãi mà trái chủ nhận được từ doanh nghiệp trên số trái phiếu sở hữu được gọi là lợi tức. Ở góc độ khác, lợi tức là một phần giá trị thặng dư mà doanh nghiệp phải chia cho nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu.

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới lợi tức của trái phiếu doanh nghiệp

Lợi tức trái phiếu doanh nghiệp phần nào phản ánh mức độ rủi ro của tổ chức phát hành. Bên cạnh các vấn đề nội tại của chính doanh nghiệp thì những yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng/suy giảm kinh tế… cũng sẽ ảnh hưởng tới lợi tức của trái phiếu.

1. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế, thường được đo lường bằng việc tăng trưởng GDP. Đây là lợi thế đối với các doanh nghiệp, bởi nó khiến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. Từ đó thúc đẩy khả năng vay vốn của công ty, đồng thời làm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và giảm mức lợi tức mà doanh nghiệp phải trả cho trái chủ.

Tuy nhiên, nếu tăng trưởng kinh tế kéo dài thì có thể gây áp lực tăng lương, tăng cạnh tranh về lao động và làm tăng rủi ro lạm phát cao. Điều này dẫn tới lợi tức doanh nghiệp phải trả cho trái chủ cũng có thể tăng lên.

2. Lạm phát

Lạm phát tăng có thể tác động tới tỷ suất lợi nhuận một cách tiêu cực, khiến mức lợi tức kỳ vọng tăng lên và giá trái phiếu có nguy cơ bị giảm xuống.

Ngoài ra, lạm phát cũng làm tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế (như nguyên liệu, người lao động…), dẫn tới mọi thứ trở nên đắt đỏ. Điều này là nguyên nhân quan trọng làm tăng áp lực chỉ trả và rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Kết quả là tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu cũng tăng theo.

3. Lãi suất ngân hàng

loi-tuc-trai-phieu-doanh-nghiep

Các ngân hàng trung ương thường tăng lãi suất mục tiêu khi rủi ro lạm phát tăng. Tỷ lệ lợi tức phi rủi ro tăng lên thì buộc lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cũng phải tăng để bù đắp. Điều này có lợi cho nhà đầu tư, nhưng lại tạo ra nguy cơ tổn thất nhiều hơn cho doanh nghiệp nếu gặp phải những khó khăn kinh tế.

Nói một cách dễ hiểu thì sự suy thoái của nền kinh tế khiến chi phí đầu vào tăng lên, doanh thu sụt giảm, dẫn tới khả năng vỡ nợ cũng tăng theo. Mặt khác, khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất thì lợi suất trái phiếu doanh nghiệp giảm. Tỷ lệ lợi tức phi rủi ro giảm khiến cho tất cả các phương tiện đầu tư sinh lời trở nên hấp dẫn hơn.

4. Xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp

Rủi ro tín dụng là vấn đề mà mọi nhà đầu tư trái phiếu đều lo ngại. Việc xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành trả nợ của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu.

Nhà đầu tư có thể tham khảo bảng xếp hạng tín dụng do các cơ quan thẩm quyền hoặc các tổ chức uy tín công bố. Đồng thời kết hợp với khả năng phân tích tín dụng của cá nhân để đưa ra quyết định.

Theo đó, tỷ lệ thanh toán lãi vay và tỷ suất vốn hóa có thể xem là hai loại thước đo được ứng dụng phổ biến nhất trong việc phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

Trên đây là một số thông tin về lợi tức trái phiếu doanh nghiệp. Theo dõi chúng tôi để tham khảo thêm nhiều bài viết liên quan nhé./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.