Lợi tức trái phiếu và những kiến thức cơ bản

Lợi tức trái phiếu chính là mục tiêu mà nhà đầu tư nhắm tới, là một trong những yếu tố quan trọng nhất chi phối tới quyết định mua loại trái phiếu nào đó của nhà đầu tư. Bởi đây chính là khoản thu nhập mà nhà đầu tư có được từ trái phiếu mình sở hữu. Cùng tìm hiểu chi tiết về lợi tức của trái phiếu qua nội dung dưới đây nhé.

Lợi tức trái phiếu là gì?

loi-tuc-trai-phieu

Lợi tức (return) là thu nhập có được từ việc nắm giữ một chứng khoán. Với trái phiếu, lợi tức là tất cả các phương pháp tính lợi nhuận. Trong đó, yield to maturity – lợi tức đến ngày đáo hạn là phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, vẫn có một số phương thức tính lợi nhuận khác có thể áp dụng trong vài tình huống nhất định, như lợi tức hiện tại, lợi tức thực nhận, lợi tức danh nghĩa, lợi suất thu hồi…

Các loại lợi tức trái phiếu

1. Lợi tức hiện tại (Current Yield)

Đây là thông số nhà đầu tư thường dùng để so sánh thu nhập lãi của trái phiếu với thu nhập cổ tức của cổ phiếu. Cách tính rất đơn giản, lấy lượng trái tức hàng năm chia theo giá hiện hành của trái phiếu.

Lưu ý: Lợi tức này chỉ là một phần lợi nhuận, chưa bao gồm lỗ có thể phát sinh. Phương thức này phù hợp cho những nhà đầu tư chỉ quan tâm tới thu nhập hiện tại.

2. Lợi tức đáo hạn (Yield To Maturity – YTM)

Đây là thông số lợi nhuận phổ biến nhất trong đầu tư trái phiếu. Nó giúp nhà đầu tư tính toán được mức lãi trái phiếu nếu giữ đến kỳ đáo hạn và tất cả trái tức được tái đầu tư ở tỉ lệ YTM.

Nhà đầu tư có thể tính lợi tức đáo hạn thủ công, hoặc sử dụng hàm Rate trong Excel. Với Excel 2007 thì có thể sử dụng YIELDMAT. Ngoài ra, các máy tính tài chính cũng có tính năng này.

loi-tuc-trai-phieu1

3. Lợi tức danh nghĩa (Nominal Yield)

Nominal Yield chính là phần trăm lãi suất được trả cho trái phiếu định kỳ. Cách tính lợi tức danh nghĩa là dùng tiền thanh toán trái tức hàng năm chia theo mệnh giá của trái phiếu.

Lợi tức danh nghĩa chỉ được sử dụng để tính toán các khoản lợi nhuận khác. Nó không phản ánh chính xác lợi nhuận, trừ khi trái phiếu có giá hiện hành và mệnh giá tương đương nhau.

4. Lợi suất thu hồi (Yield To Call – YTC)

Đối với trái phiếu có thể mua lại (callable bond), nhà phát hành có quyền mua lại trái phiếu từ nhà đầu tư trước ngày đáo hạn, kèm theo một số điều kiện nhất định. Lợi suất thu hồi chính là khoản lợi suất mà trái chủ nhận được nếu nắm giữ trái phiếu đến ngày trái phiếu được thu hồi và trước thời điểm đáo hạn của trái phiếu.

Nói một cách dễ hiểu, nhà đầu tư sẽ tính toán lợi tức thu được khi trái phiếu được bên phát hành mua lại vào ngày nào đó và cân nhắc lợi suất thu được với rủi ro để đưa ra quyết định có đầu tư trái phiếu đó hay không.

5. Lợi tức thực nhận (Realized Yield)

Đây là thông số nhà đầu tư quan tâm khi chỉ muốn nắm giữ trái phiếu trong một khoảng thời gian nhất định chứ không chờ tới ngày đáo hạn. Nghĩa là nhà đầu tư sẽ dự đoán giá trái phiếu trong tương lai, ước tính lợi nhuận thu được ở thời điểm bán ra dựa trên giá dự đoán đó.

Tất nhiên, việc dự đoán giá trái phiếu trong tương lai chỉ mang tính tương đối, không thể chính xác. Do vậy mà lợi tức thực nhận cũng chỉ là con số ước lượng, có thể cao hơn hoặc thấp hơn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về lợi tức trái phiếu. Hy vọng sẽ hữu ích cho nhà đầu tư trong việc tính toán thu nhập và ra quyết định đầu tư. Chúc các bạn thành công./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.