Lạm phát nên đầu tư gì?
Lạm phát nên đầu tư gì là vấn đề mà mọi nhà đầu tư đều quan tâm. Bởi lạm phát luôn là một trong những rủi ro đáng lo ngại nhất của các kênh tài chính – chứng khoán.
Lạm phát là gì?
Lạm phát là một cụm từ đã rất quen thuộc với tất cả chúng ta, song thực tế, rất ít người thật sự hiểu về khái niệm này.
Theo Wikipedia, lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hoá, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.
Hiểu đơn giản thì đó là tình trạng mà cùng một đơn vị tiền tệ, người tiêu dùng sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây khi lạm phát trong quốc gia đó gia tăng. Xét ở một góc độ nào đó thì lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Việc lưu trữ tiền tệ trong bối cảnh lạm phát sẽ khiến cho tài sản thực tế của bạn bị giảm đi theo thời gian. Chẳng hạn như những năm 1990, bạn có thể mua một mớ rau muống với giá 200 đồng, nhưng hiện tại, cũng một mớ rau muống tương tự thì bạn cần chi ra khoảng 2000 đồng – 5000 đồng, thậm chí cao hơn. Vì vậy, nếu bạn giữ 200 đồng từ năm 1990 đến nay thì giá trị của nó vẫn là 200 đồng, nhưng giá trị quy đổi ra tài sản thì đã bị giảm đi hàng chục lần.
Đó là lý do mà những người thông minh luôn cố gắng khiến cho “tiền đẻ ra tiền”, khiến nó tăng giá trị theo thời gian, thay vì chỉ bỏ trong két và chấp nhận thực trạng “mất giá”.
Lạm phát nên đầu tư gì?
Việc lưu trữ tiền tệ trong bối cảnh lạm phát sẽ khiến cho tài sản thực tế của bạn bị giảm đi theo thời gian. Chẳng hạn như những năm 1990, bạn có thể mua một mớ rau muống với giá 200 đồng, nhưng hiện tại, cũng một mớ rau muống tương tự thì bạn cần chi ra khoảng 2000 đồng – 5000 đồng, thậm chí cao hơn. Vì vậy, nếu bạn giữ 200 đồng từ năm 1990 đến nay thì giá trị của nó vẫn là 200 đồng, nhưng giá trị quy đổi ra tài sản thì đã bị giảm đi hàng chục lần.
Đó là lý do mà những người thông minh luôn cố gắng khiến cho “tiền đẻ ra tiền”, khiến nó tăng giá trị theo thời gian, thay vì chỉ bỏ trong két và chấp nhận thực trạng “mất giá”. Một số kênh đầu tư hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để giữ giá tiền trong bối cảnh lạm phát như:
1. Gửi tiết kiệm ngân hàng
Đây là kênh đầu tư truyền thống, phù hợp với tất cả mọi người, bởi không yêu cầu vốn lớn và độ an toàn gần như tuyệt đối. Đặc biệt, có rất nhiều gói tiết kiệm với kỳ hạn, lãi suất khác nhau, của các ngân hàng khác nhau mà bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình.
Tất nhiên, rủi ro và lợi nhuận luôn tỉ lệ thuận. Vì vậy, độ an toàn cao cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận mức sinh lời thấp từ tiền gửi tiết kiệm.
2. Vàng
Vàng vừa là một kênh đầu tư hiệu quả, vừa là một nơi “trú ẩn” tài sản truyền thống, được nhiều người ưa chuộng nhờ độ an toàn cao. Nhiều người coi việc mua vàng như là một hình thức bảo toàn tài sản bền vững theo thời gian.
Thực tế cho thấy, giá vàng luôn tăng dần theo sự phát triển của nền kinh tế. Trong năm 2022, giá vàng cũng nhiều lần tăng và hiện đã tiến đến mốc khoảng 70 triệu đồng/lượng. Nhiều nhà đầu tư thu được lợi nhuận khủng từ giao dịch vàng và hưởng giá chênh lệch mua vào – bán ra. Tất nhiên, muốn thu lợi nhuận khủng như thế thì bạn cũng cần một số vốn lớn để đầu tư. Với số vốn nhỏ thì đây chỉ đơn giản là một giải pháp “giữ của” không lo lạm phát mà thôi.
3. Chứng khoán
So với gửi tiết kiệm ngân hàng và vàng thì chứng khoán có vẻ mới mẻ, hiện đại hơn. Đây là kênh đầu tư đòi hỏi người chơi phải có nền tảng kiến thức tương đối tốt về kinh tế, tài chính và một bộ óc nhanh nhạy để phán đoán tình hình.
Chứng khoán cũng có nhiều loại, phổ biến nhất là cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ… Trong đó, trái phiếu và chứng chỉ quỹ được đánh giá cao hơn về độ an toàn, trong khi lợi nhuận cũng tương đối hấp dẫn. Đặc biệt là không cần phải quá hiểu biết, kinh nghiệm. Những nhà đầu tư không chuyên cũng có thể tham gia, kiếm lời từ hai sản phẩm này. Với cổ phiếu, khả năng sinh lời sẽ cao hơn, nhưng độ rủi ro cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về lạm phát và những kênh đầu tư đáng tham khảo trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn dựa trên khả năng, nhu cầu và mục tiêu riêng của bản thân nhé.
Chúc các bạn thành công!