Trái phiếu có khả năng chuyển đổi là gì?

Trái phiếu có khả năng chuyển đổi là một trong những sản phẩm trái phiếu phổ biến và thu hút rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhưng thực tế, không phải ai cũng hiểu về khái niệm cũng như ưu nhược điểm của loại trái phiếu này.

Khái niệm trái phiếu có khả năng chuyển đổi

trai-phieu-co-kha-nang-chuyen-doi

Trái phiếu chuyển đổi – Convertible Bond là loại trái phiếu mà người sở hữu có quyền chuyển đổi thành một lượng cổ phiếu phổ thông của công ty phát hành tại một thời điểm nhất định (mà hai bên đã thỏa thuận trước) trong tương lai.

Đây là một sự lựa chọn hấp dẫn đối với nhà đầu tư bởi có thể linh hoạt chuyển đổi hay không tùy vào tình hình thực tế cũng như mong muốn của người nắm giữ trái phiếu. Với công ty phát hành, nó cũng mang lại những lợi ích đáng kể về tài chính. Bởi tỷ lệ chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu thường sẽ thấp hơn so với việc mua thẳng cổ phiếu ngay từ đầu.

Ví dụ: Tháng 1 năm 2022, nhà đầu tư A thỏa thuận cho Công ty B vay 1 tỷ đồng dưới hình thức trái phiếu có khả năng chuyển đổi. Lãi suất là 10%/năm và sau 1 năm, nếu công ty đạt được những KPI như cam kết, nhà đầu tư có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) chuyển đổi thành 25% cổ phần của công ty với tỷ lệ chuyển đổi là 1 trái phiếu tương đương với 5 cổ phiếu. Nếu thấy hiệu quả hoạt động của công ty không như kỳ vọng, nhà đầu tư có thể từ bỏ quyền chuyển đổi và vẫn tiếp tục nắm giữ trái phiếu để hưởng lãi suất cố định.

Đánh giá ưu nhược điểm của trái phiếu có khả năng chuyển đổi

1. Về ưu điểm

– Ở góc độ doanh nghiệp, mỗi khi phát hành thêm cổ phiếu, nghĩa là số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ tăng thêm và làm pha loãng quyền sở hữu của các cổ đông/nhà đầu tư hiện tại. Thay vào đó, công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ giúp giảm thiểu tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư.

– Ở góc độ nhà đầu tư, lựa chọn trái phiếu chuyển đổi nghĩa là nhà đầu tư vẫn được hưởng một khoản lãi suất cố định trong thời gian theo dõi, tìm hiểu và đánh giá thêm về công ty đó. Đến thời hạn thỏa thuận, tùy vào tình hình, hiệu quả kinh doanh của công ty để quyết định có chuyển thành cổ phiếu để hưởng lợi từ việc tăng giá cổ phiếu hay không.

Mặt khác, trái phiếu chuyển đổi cũng mang những đặc trưng cơ bản của trái phiếu. Tức là về bản chất, nó vẫn là chứng khoán nợ, ghi nhận một khoản vay của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp phát hành giải thể thì trái chủ sẽ được ưu tiên chi trả trước cổ đông. Điều này giúp giảm bớt rủi ro cho nhà đầu tư.

2. Về nhược điểm

– Mức lãi suất của trái phiếu chuyển đổi thường thấp hơn so với các loại trái phiếu không có khả năng chuyển đổi.

– Thông thường, chỉ có các công ty mới (Startup), chưa có hoặc có ít thu nhập mới phát hành dạng trái phiếu chuyển đổi. Vì thế mà rủi ro tín dụng của trái phiếu chuyển đổi khá cao. Rất có thể, công ty phát hành sẽ mất khả năng chi trả và nhà đầu tư sẽ không thể thu hồi vốn hay đạt mức sinh lời như mong muốn.

Có nên đầu tư trái phiếu chuyển đổi không?

Như đã phân tích ở trên, trái phiếu chuyển đổi có ưu điểm, hạn chế riêng. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể cũng như mục tiêu và khẩu vị rủi ro mà nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp với riêng mình.

Nhìn chung, trái phiếu chuyển đổi có thể xem như một bước thăm dò của nhà đầu tư trước khi quyết định có đồng hành lâu dài với Startup hay không. Nếu chỉ đơn giản là mong muốn một khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro, thì có lẽ nhà đầu tư nên tìm kiếm một loại trái phiếu khác./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.