So sánh trái phiếu và bất động sản - Nên đầu tư vào kênh nào?

Trái phiếu và bất động sản đều là những kênh đầu tư đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Mỗi kênh đều có những đặc trưng cũng như ưu – nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu về vấn đề này để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.

So sánh trái phiếu và bất động sản

trai-phieu-va-bat-dong-san

1. Điểm giống nhau

Thời gian gần đây, khi mà người dân có xu hướng tìm kiếm các kênh đầu tư nhằm bù đắp phần thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 càng khiến cho trái phiếu và bất động sản nhận được nhiều sự quan tâm hơn.

Điểm chung đầu tiên phải kể tới là trái phiếu và bất động sản đều là những kênh đầu tư phổ biến, thu hút được lượng tiền rất lớn từ cả các quỹ, các nhà đầu tư chuyên nghiệp lẫn các cá nhân riêng lẻ.

Bên cạnh đó, nó cũng là kênh đầu tư có nhiều cơ hội, tăng trưởng mạnh, có thể mang lại khoản thu nhập thụ động lớn cho nhà đầu tư. Đồng thời cũng được đánh giá khá cao về độ an toàn, bởi đã có khung pháp lý cơ bản bảo vệ quyền lợi cho các bên. Tất nhiên, sự an toàn này không tuyệt đối và phải có nhiều điều kiện đi kèm.

2. Đặc trưng riêng biệt

2.1. Về bất động sản

Bất động sản có thể mang tới cho nhà đầu tư một khoản thu nhập đột biến, thậm chí theo cấp số nhân. Nếu như nhà đầu tư may mắn lựa chọn được “sản phẩm vàng”. Chẳng hạn như nhà đầu tư mua một lô đất ở ngoại thành với giá chỉ 1-2 triệu/m2, nhưng sau vài tháng, khu vực đó có dự án triển khai xây dựng sân bay, trường học, khu công nghiệp… khiến đất tăng lên thành 10-15 triệu/m2. Như vậy, nhà đầu tư bán lô đất này đi thì sẽ thu về một khoản tiền lớn hơn vốn bỏ ra hàng chục lần.

Tất nhiên, không phải mọi nhà đầu tư và mọi đợt đầu tư đều may mắn như vậy. Rất nhiều người ăn trái đắng khi mua nhầm bất động sản giá cao hơn giá trị thực tế, dẫn tới việc không bán được hoặc phải chấp nhận bán lỗ để thu hồi vốn.

Đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, không có năng lực thẩm định dự án hay kiểm tra về vấn đề pháp lý thì nguy cơ rủi ro sẽ càng lớn. Không ít trường hợp mua phải dự án ma, các bất động sản không có giấy tờ, giấy tờ giả hoặc đang vướng tranh chấp, hoặc nằm trong khu quy hoạch dự án treo…

Ngoài những rủi ro kể trên thì tính thanh khoản của bất động sản cũng là một vấn đề khá nan giải. Do bất động sản là tài sản giá trị cao, vẫn giao dịch theo cách truyền thống (tức là người mua, người bán phải đến tận nơi để kiểm tra, trao đổi, hoàn tất thủ tục, thanh toán…) nên thanh khoản thường chậm. Bên cạnh đó, kênh bất động sản đòi hỏi nhà đầu tư phải có số vốn lớn, nên không phải ai cũng có thể tham gia sân chơi này.

trai-phieu-va-bat-dong-san1

2.2. Về trái phiếu

Hình thành từ những năm 1990 và bắt đầu phát triển từ năm 2000, song thị trường trái phiếu Việt Nam chỉ mới thực sự bùng nổ trong khoảng 10 năm trở lại đây. Đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 hoành hành thì thị trường trái phiếu lại càng sôi động, thu hút sự quan tâm chú ý của đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Trong đó, có cả những người dân hoàn toàn chưa biết gì về tài chính – chứng khoán, cũng sẵn sàng gia nhập sân chơi trái phiếu.

Khác với bất động sản, trái phiếu không đòi hỏi vốn quá lớn. Tùy vào loại trái phiếu và tổ chức phát hành mà sẽ có mức quy định giao dịch tối thiểu khác nhau. Thông thường, chỉ với khoảng 100 triệu động là nhà đầu tư có thể bắt đầu tham gia thị trường trái phiếu.

Tính thanh khoản của trái phiếu cũng được đánh giá cao hơn bất động sản. Nhà đầu tư có thể dễ dàng mua đi bán lại thông qua các sàn giao dịch hợp pháp, hoặc cũng có thể chuyển nhượng tự do qua các thị trường OTC… Điều này giúp đảm bảo sự linh hoạt nguồn tiền, nhà đầu tư có thể nhanh chóng rút vốn khi có nhu cầu sử dụng tiền.

Tuy nhiên, so với bất động sản thì thu nhập từ trái phiếu không mang tính đột biến được như bất động sản. Đó là một khoản thu nhập ổn định, bởi lãi suất trái phiếu thường cố định ở một mức khoảng trên dưới 10%. Cơ hội không quá lớn, nhưng trái phiếu vẫn thu hút nhà đầu tư chính là bởi sự ổn định và tính an toàn cao.

Nên đầu tư trái phiếu hay bất động sản?

Trong cơ chế thị trường, đầu tư vào đâu là câu hỏi thường xuyên đặt ra và không dễ để tìm thấy câu trả lời. Chúng ta cần căn cứ vào diễn biến đã qua và các yếu tố tác động đến từng kênh đầu tư, đối chiếu với các điều kiện, nhu cầu, mục tiêu của bản thân để từ đó đưa ra sự lựa chọn của riêng mình.

Như đã phân tích ở trên, trái phiếu và bất động sản đều có những ưu điểm – nhược điểm, những cơ hội và rủi ro riêng. Nếu bạn có số vốn lớn, mong muốn sự tăng trưởng đột phá không giới hạn của thu nhập, đồng thời sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn, bạn có thể thử thách bản thân với lĩnh vực bất động sản. Nếu bạn không có nhiều vốn hoặc đơn giản là mong muốn ổn định và mức an toàn cao, trái phiếu sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn.

Tất nhiên, dù đầu tư trái phiếu hay bất động sản, bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ, trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận mọi cơ hội – rủi ro nhé./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.