Lý do bạn nên mua trái phiếu có tài sản đảm bảo

Trái phiếu có tài sản đảm bảo là sự lựa chọn giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bên phát hành kinh doanh không hiệu quả. Đồng thời, tài sản đảm bảo cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín và khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Trái phiếu có tài sản đảm bảo là gì?

trai-phieu-co-tai-san-dam-bao

Trước hết, trái phiếu là một loại chứng khoán ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của bên phát hành đối với bên sở hữu trái phiếu với mức lãi suất và kỳ hạn cam kết. Hiểu đơn giản thì nhà đầu tư trái phiếu chính là “chủ nợ” của bên phát hành trái phiếu đó.

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, có rất nhiều loại trái phiếu được phân chia theo các tiêu chí khác nhau. Bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu niêm yết, trái phiếu OTC, trái phiếu có tài sản đảm bảo và trái phiếu không có tài sản đảm bảo…

Trong đó, trái phiếu có tài sản đảm bảo là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành dùng tài sản (có thể định lượng) để thế chấp, cam kết thanh toán toàn bộ hoặc một phần vốn và lãi cho nhà đầu tư bằng tài sản đó trong trường hợp không đủ tiền chi trả. Ngoài ra, còn có một hình thức khác là bên thứ 3 (tổ chức tài chính, tín dụng) đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Tại sao nên mua trái phiếu có tài sản đảm bảo?

Về lý thuyết, tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ lãi và vốn cho nhà đầu tư trái phiếu theo đúng mức lãi suất và kỳ hạn niêm yết. Việc thanh toán này không chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả hoạt động của tổ chức phát hành. Nghĩa là bên phát hành dù kinh doanh thua lỗ vẫn phải thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình. Trường hợp ngưng hoạt động hoặc phá sản, người sở hữu trái phiếu cũng sẽ được ưu tiên thanh toán trước, sau đó mới tới cổ đông.

trai-phieu-co-tai-san-dam-bao1

Tuy nhiên, thực tế lại không diễn ra như vậy. Có rất nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cam kết chi trả cho nhà đầu tư mua trái phiếu. Nhưng sau đó lại “ôm tiền cao bay xa chạy”, hoặc công ty giải thể trong trạng thái cạn sạch nguồn tiền, mất khả năng thanh toán cho nhà đầu tư. Đây là hệ quả của việc “cam kết bằng lời nói suông” và đầu tư hoàn toàn dựa trên niềm tin.

Trong bối cảnh hành lang pháp lý liên quan tới lĩnh vực trái phiếu ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện và các doanh nghiệp, tổ chức đua nhau phát hành trái phiếu như hiện nay, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng nhằm nâng cao thu nhập hiệu quả, nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Trái phiếu có tài sản thế chấp hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba chính là giải pháp lý tưởng cho những nhà đầu tư không thích mạo hiểm.

Trái phiếu đảm bảo có độ toàn cao bởi những khoản vay được dùng làm tài sản cơ sở sẽ được giữ lại trên bảng cân đối kế toán của tổ chức phát hành. Trường hợp nhà phát hành vỡ nợ, phá sản thì trái chủ vẫn nhận được các khoản thanh toán lãi hàng kỳ, đồng thời nhận lại được vốn ban đầu khi đáo hạn từ những tài sản cơ sở đó. Do vậy, trái phiếu đảm bảo được đánh giá tín dụng rất cao.

Đương nhiên, trái phiếu đảm bảo vẫn sẽ tồn tại những rủi ro nhất định. Bao gồm rủi ro về định giá tài sản, xử lý tài sản thế chấp và rủi ro mất giá nếu doanh nghiệp phát hành dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo. Vì thế, nhà đầu tư vẫn nên tìm hiểu kỹ và cân nhắc cơ hội, rủi ro để đưa ra quyết định hợp lý nhé./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.