Trái phiếu ibond là gì? Có nên đầu tư trái phiếu ibond?

Bên cạnh trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu ưu đãi… thì trái phiếu ibond cũng là một từ khóa được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tìm kiếm. Vậy trái phiếu ibond là gì và có nên đầu tư vào loại này hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

Khái niệm trái phiếu ibond

trai-phieu-ibond
iBond là loại trái phiếu được nhiều người quan tâm

Trái phiếu ibond là loại trái phiếu do các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam phát hành, được TCBs tổng hợp và phân phối. Khách hàng mục tiêu của ibond là những cá nhân có nhu cầu tăng trưởng vốn gốc đều đặn trong dài hạn và nhiều giải pháp thanh khoản linh hoạt.

Phân loại trái phiếu ibond

Hiện tại TCBS (Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities – TCBS) – công ty con của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank) đã xây dựng và phân phối 3 loại sản phẩm trái phiếu ibond, gồm:

1. Sản phẩm đầu tư theo dòng tiền định sẵn (iBond Pro)

Là loại trái phiếu tương tự như tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Với các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. Techcom Securities sẽ cam kết môi giới bán thành công ibond pro cho khách hàng theo đúng kỳ hạn mà khách hàng đã mua.

2. Sản phẩm đầu tư linh hoạt (iBond Prix).

Đây là trái phiếu không được TCBs cam kết mua lại. Nhà đầu tư có thể mua bán tại bất kỳ thời điểm nào (không cần chờ đáo hạn) thông qua chợ giao dịch trái phiếu iconnect do TCBs lập ra.

3. Sản phẩm đầu tư tích luỹ bền vững

Đây là sản phẩm mà nhà đầu tư sẽ giữ trái phiếu đến khi đáo hạn thì tự tìm người mua và giao dịch tại quầy giao dịch của Techcombank hoặc Techcom Securities. Có thể thấy, bên cạnh ưu điểm lãi suất cao nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp ibond, sản phẩm này cũng có nhược điểm là tính thanh khoản thấp nhất.

Ưu điểm của trái phiếu doanh nghiệp iBond

1. Độ an toàn cao

trai-phieu-ibond2
iBond là trái phiếu do các doanh nghiệp top đầu phát hành

Như đã nói ở trên, iBond là trái phiếu do các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam phát hành, đã được TCBs thẩm định qua, nên độ an toàn cao, ít rủi ro hơn các loại trái phiếu doanh nghiệp chưa qua thẩm định.

2. Lãi suất cao và ổn định

So với tiền gửi tiết kiệm hoặc các loại trái phiếu, chứng khoán lãi cố định khác có cùng kỳ hạn thì iBond có mức lãi suất cao hơn, từ đó mang lại khoản thu nhập đáng kể cho nhà đầu tư.

Lãi suất của trái phiếu iBond được thanh toán 6 tháng hoặc 12 tháng 1 lần. Có thể gộp lãi để tái đầu tư, hưởng lãi suất kép.

3. Tính thanh khoản cao và linh hoạt

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của iBond chính là khả năng thanh khoản dễ dàng thông qua cam kết mua lại của TCBs hoặc chợ giao dịch trái phiếu iconnect.

Đặc biệt, nhà đầu tư còn có thể sử dụng trái phiếu iBond để làm tài sản thế chấp khi có nhu cầu vay vốn tại Techcombank. Điều này giúp nhà đầu tư thuận lợi xoay xở nguồn tiền mà không cần bán trái phiếu trước kỳ hạn.

Có nên đầu tư trái phiếu iBond hay không?

Giống như mọi loại trái phiếu doanh nghiệp khác, iBond dù có nhiều ưu thế, nhưng vẫn tồn tại nhược điểm. 

Trước hết, iBond hướng tới nhóm khách hàng mong muốn sự an toàn, nên TCBs chọn lọc các doanh nghiệp top đầu của mỗi ngành hàng. Điều này khiến nhà đầu tư có ít sự lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, lãi suất của iBond cao hơn tiền gửi tiết kiệm, nhưng chưa phải là cao nhất. Nếu trực tiếp đầu tư ở các đơn vị khác thị lợi nhuận có thể đạt mức cao hơn so với ở TCBS.

Cuối cùng, dù được thẩm định với TCBs, nhưng không có nghĩa là trái phiếu iBond hoàn toàn triệt tiêu được mọi nguy cơ. Ngay cả những tập đoàn hàng đầu cũng không thể đảm bảo chắc chắn không xảy ra tình huống kinh doanh thua lỗ, phá sản hoặc vì lý do nào đó mà phải ngưng hoạt động, không thể thanh toán cho nhà đầu tư.

Nói tóm lại, để đầu tư vào bất kỳ loại trái phiếu nào, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ, cân nhắc ưu điểm, hạn chế và tính toán dựa trên nhu cầu, khả năng của bản thân thì mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn được. Trái phiếu doanh nghiệp iBond cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình làm quen với lĩnh vực đầu tư trái phiếu. Nếu vẫn chưa hiểu rõ, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia trong lĩnh vực này để được tư vấn, hỗ trợ nhé./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.