Lãi suất trái phiếu chính phủ thấp nhất lịch sử

Theo Thời Báo Tài Chính Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2021, trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay thì kỳ hạn phát hành trái chính phủ lại tăng 0,08 năm so với cùng kỳ 2020.

Năm 2021, Bộ Tài chính đã giao Kho bạc Nhà nước phát hành 373.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Số lượng trái phiếu được tính toán dựa trên cơ sở dự toán Quốc hội giao và nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách nhà nước.

Lãi suất trái phiếu chính phủ thấp kỷ lục

lai-suat-trai-phieu-chinh-phu

Tính đến hết tháng 9/2021, Bộ Tài chính đã huy động được 237.714 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, tương đương với 63,73% kế hoạch năm. Ngân sách trung ương trả nợ gốc 194.961 tỷ đồng, trong đó có 24.538 tỷ đồng là trả nợ nước ngoài; 170.423 tỷ đồng trả nợ gốc trái phiếu chính phủ; số còn lại phục vụ cho giải ngân vốn đầu tư công.

Nhằm huy động vốn cho ngân sách gắn với tái cơ cấu nợ công, trái phiếu chính phủ được phát hành theo hướng kéo dài kỳ hạn danh mục nợ trái phiếu, tiết kiệm chi phí huy động vốn cho ngân sách.

Theo đó, khối lượng trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên chiếm 89,45% tổng khối lượng phát hành trong 9 tháng đầu năm 2021. Kỳ hạn phát hành bình quân đạt 13,21 năm, tăng 4,5 năm so với 2016 và 0,8 năm so với cùng kỳ năm 2020.

Mặt khác, lãi suất trái phiếu chính phủ bình quân ở mức 2,26%/năm, thấp nhất lịch sử. Giảm 0,09–,4% so với cuối năm 2020.

Hiện nay, lãi suất trái phiếu chính phủ đang ở mức 2,12%/năm đối với kỳ hạn 10 năm và 2,35%/năm đối với kỳ hạn 15 năm.

Về cơ cấu nhà đầu tư, thống kê cho thấy, ngân hàng thương mại không còn là nhà đầu tư chính trên thị trường trái phiếu chính phủ. Tại thời điểm cuối tháng 9 năm 2021, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của nhà đầu tư dài hạn là 55%, tăng 11% so với cuối năm 2016 và các ngân hàng thương mại chỉ còn nắm giữ 45%.

Nhà đầu tư chuyển hướng?

lai-suat-trai-phieu-chinh-phu-1

Lãi suất giảm, kỳ hạn tăng góp phần tăng tính bền vững của danh mục nợ trái phiếu chính phủ và tiết kiệm chi phí huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nó cũng khiến trái phiếu chính phủ giảm sức hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư.

Lãi suất thấp, kỳ hạn kéo dài hàng chục năm khiến nhà đầu tư bị ảnh hưởng về thu nhập và còn phải đối mặt với rủi ro lạm phát. Do đó, nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng quan tâm hơn tới các sản phẩm tài chính khác có thể mang lại mức lợi suất lớn hơn. Điển hình là cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp.

Khi so sánh trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, có thể thấy rõ sự chênh lệch về kỳ hạn và lãi suất. Theo đó, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với kỳ hạn đa dạng hơn, gồm các mốc 1 năm, 2 năm, 3 năm… và lãi suất cao hơn. Do đó, sẽ hấp dẫn với những nhà đầu tư cần xoay vòng vốn nhanh và có mục tiêu lợi nhuận lớn. 

Tất nhiên, trái phiếu chính phủ có ưu thế là độ an toàn gần như tuyệt đối, đồng thời rất dễ giao dịch, mua bán, có sự đảm bảo từ nhà nước. Trong khi với trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tương đối hỗn loạn. Nếu không thận trọng và tỉnh táo, chọn mua nhầm trái phiếu của doanh nghiệp không uy tín hoặc hoạt động không hiệu quả, nhà đầu tư có thể phải trả giá đắt.

Nhìn chung, trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp hay một số sản phẩm tài chính khác đều là kênh đầu tư hiệu quả, có sức hấp dẫn và có vị thể riêng. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ, cân nhắc nhu cầu, mục tiêu và khả năng tài chính của bản thân để đưa ra sự lựa chọn phù hợp./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.