Rủi ro trái phiếu trái chủ có thể gặp phải là gì?

Trên thị trường chứng khoán sôi động, trái phiếu là một trong những hình thức đầu tư sinh lời hấp dẫn và an toàn giúp trái chủ thu về lợi nhuận đáng kể. Mặc dù vậy, như bao loại hình đầu tư tài chính khác, bên cạnh cơ hội luôn là sự song hành của nguy cơ rủi ro có thể gặp phải. Theo đó, nắm được những rủi ro trái phiếu phổ biến sẽ giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong việc ra quyết định và xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả.

rui-ro-trai-phieu

Đôi điều về trái phiếu

Trái phiếu được xem như chứng nhận nghĩa vụ nợ của chủ thể phát hành. Theo đó, chủ thể phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền đầu tư cụ thể, trong lộ trình thời gian xác định rõ ràng và lợi tức quy định. 

Bạn có thể hình dung đơn giản và dễ hiểu như sau: trái chủ là bên cho nhà phát hành vay. Tên trái chủ có thể ghi hoặc không ghi trên trái phiếu, đều hợp lệ. Bên phát hành có nghĩa vụ thanh toán theo cam kết nợ được xác lập trong hợp đồng vay kí kết. Nhà phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp, tổ chức chính quyền, tổ chức tài chính. 

Rủi ro trái phiếu trên thị trường hiện nay

Trái phiếu phát sinh thu nhập từ tiền lãi ổn định và mang tính chất định kỳ cho chủ trái. Đây là hình thức đầu tư tài chính có độ an toàn cao và mức lãi suất hấp dẫn để chủ đầu tư sử dụng đúng chỗ cho đồng tiền nhàn rỗi của mình. Mặc dù được coi là chứng chỉ ghi nợ mà bên phát hành có nghĩa vụ ưu tiên thanh toán ngay cả khi họ rơi vào tình trạng phá sản hay giải thể thì trái phiếu vẫn song hành cùng một số rủi ro nhất định trong phạm vi cho phép.

Rủi ro trong việc tái đầu tư trái phiếu

Rủi ro đầu tiên là tình trạng tái đầu tư. Đó là khi chủ trái sở hữu loại trái phiếu có tính năng thu hồi. Điều này cho phép nhà phát hành quyền mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn. Việc này dẫn đến chủ trái đã nhận được khoản tiền thanh toán theo hợp đồng giao kết nhưng không có cơ hội đầu tư lại với mức lãi suất tương đương khiến lợi nhuận của nhà đầu tư bị ảnh hưởng.

Rủi ro về lạm phát và tín dụng

Rủi ro thứ hai là lạm phát. Lạm phát kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng lãi suất, giảm sức mua trái phiếu và có thể khiến trái chủ thu về lợi nhuận âm. Rủi ro thứ ba là tín dụng. Đây là loại hình rủi ro hiện hữu ở tất cả các trái phiếu nhưng tùy từng nhà phát hành mà mức độ sẽ khác nhau. Trong đó, trái phiếu chính phủ được đánh giá có mức rủi ro thấp nhất.

Rủi ro khi thanh khoản

Thứ tư là rủi ro thanh khoản. Cụ thể, đây chính là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản.  Đó là khi nhà đầu tư không bán được trái phiếu doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng, đối tượng mua ít dẫn đến biến động giá cả và ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của đối tượng sở hữu trái phiếu.

Rủi ro từ thứ hạng của nhà phát hành

Thứ năm là rủi ro xếp hạng. Đó là tình trạng thứ hạng tín dụng của nhà phát hành. Khi đơn vị phát hành trái phiếu có thứ hạng tín dụng thấp hoặc khả năng kinh doanh có vấn đề thì các tổ chức cho vay hay ngân hàng khác có thể tính lãi suất cao hơn cho các khoản vay sau này. Điều đó tác động không tốt đến khả năng đáp ứng khoản nợ với trái chủ hiện tại từ phía công ty. Lúc này, nếu trái chủ muốn bán trái phiếu của mình thì có thể bị tổn thất.

Mặc dù rủi ro trái phiếu có hiện hữu nhưng nó vẫn luôn nằm trong phạm vi chấp nhận được và thuộc tầm kiểm soát. Hơn nữa, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một kênh đầu tư tài chính nào đảm bảo an toàn tuyệt đối. Mỗi hình thức đều chứa đựng chỉ số rủi ro mà bạn cần mạo hiểm để có được điều mình mong muốn.

Thay vì lo lắng, phân vân và để đồng tiền nhàn rỗi im lìm một chỗ, bạn nên cân nhắc để lựa chọn kênh đầu tư trái phiếu sáng suốt nhất tạo ra giá trị lợi nhuận cho đồng vốn mình có. Rất đơn giản, với cùng mức độ rủi ro như nhau, nhà phát hành nào có lãi suất cao hơn thì bạn lựa chọn. Điển hình nhất trong số đó là chứng chỉ quỹ và trái phiếu doanh nghiệp./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.