Mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro không?

Mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro không là câu hỏi chung của mọi nhà đầu tư khi mới làm quen với sân chơi trái phiếu nói chung và trái phiếu doanh nghiệp nói riêng. Bởi xác định được mức độ rủi ro sẽ giúp nhà đầu tư ra quyết định phù hợp với bản thân một cách dễ dàng, chính xác hơn.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

mua-trai-phieu-doanh-nghiep1

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán do các doanh nghiệp (bao gồm cả công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn) phát hành dưới dạng bút toán ghi nợ và chứng chỉ nhằm huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi mua trái phiếu của một doanh nghiệp, bạn được gọi là trái chủ và là chủ nợ của doanh nghiệp đó. Trái chủ sẽ được trả lãi suất định kỳ và hoàn vốn gốc khi đáo hạn. Mức lãi suất, mệnh giá trái phiếu và kỳ hạn trái phiếu tùy thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp phát hành, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật.

Những lợi ích của trái phiếu doanh nghiệp

Bất chấp những thông tin xáo trộn trong thời gian vừa qua, trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục là sự lựa chọn hấp dẫn với đông đảo nhà đầu tư nhờ những lợi ích đặc biệt như:

– Lãi suất ổn định.

– Lãi suất thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm.

– Không đòi hỏi quá nhiều vốn. Nhà đầu tư có thể bắt đầu với số tiền chỉ từ 100 triệu đồng.

– Tính thanh khoản cao, có thể linh hoạt rút vốn khi có nhu cầu.

– Có thể mua đi bán lại với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư.

– Không đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tài chính, chứng khoán, không cần theo dõi sát sao tình hình kinh tế hay khả năng nắm bắt, dự đoán biến động thị trường nên phù hợp với số đông.

– Mức độ rủi ro thấp hơn so với cổ phiếu.

Mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro không?

mua-trai-phieu-doanh-nghiep-co-rui-ro-khong

Mặc dù được đánh giá là an toàn hơn so với cổ phiếu, tiền ảo và một số kênh đầu tư khác, song trái phiếu doanh nghiệp vẫn tồn tại những rủi ro nhất định. Nhà đầu tư cần hiểu rõ lợi thế và nguy cơ tiềm ẩn của trái phiếu trước khi ra quyết định đầu tư.

Hiện nay, căn cứ theo cách giao dịch thì trên thị trường đang có hai dạng trái phiếu doanh nghiệp phổ biến, gồm:

– Trái phiếu niêm yết: Là trái phiếu được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, được giao dịch trên các sàn chứng khoán tập trung theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết. 

– Trái phiếu OTC: Là trái phiếu mà nhà đầu tư sẽ tự giao dịch mua bán với nhau theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, không tuân theo các chính sách pháp lý hay sự giám sát của Sở Giao dịch Chứng khoán.

Bên cạnh đó, nếu căn cứ theo mức độ đảm bảo thanh toán thì còn có hai loại trái phiếu doanh nghiệp, gồm:

– Trái phiếu đảm bảo: Là trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành có tài sản thế chấp hoặc có bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh thanh toán để đảm bảo khả năng thanh toán cho trái chủ.

– Trái phiếu không đảm bảo: Là trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành không có tài sản thế chấp, không có bên thứ 3 bảo lãnh, việc giao dịch mua bán chỉ dựa trên “niềm tin” giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Rủi ro lớn nhất mà trái chủ phải đối mặt khi mua trái phiếu doanh nghiệp chính là doanh nghiệp phát hành không thể chi trả lãi suất hoặc hoàn vốn vì các lý do khác nhau. Có thể là do doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, khả năng tài chính không đáp ứng được, hoặc tệ hơn là chủ doanh nghiệp “ôm tiền bỏ trốn”.

Nhìn chung, ngoài những rủi ro khách quan như lạm phát, nhà đầu tư có thể hạn chế nguy cơ rủi ro bằng cách lựa chọn trái phiếu một cách kỹ lưỡng, tập trung vào trái phiếu niêm yết của các doanh nghiệp có bề dày lịch sử lâu dài, có vị thế trên thương trường và đặc biệt là phải có tài sản đảm bảo hoặc ngân hàng bảo lãnh thanh toán.

Ngoài ra, hãy giao dịch trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán uy tín để được pháp luật bảo vệ, được hưởng các chính sách bảo toàn vốn. Chẳng hạn như Công ty Chứng Khoán Tân Việt luôn có chính sách mua lại trái phiếu tại bất kỳ thời điểm nào khi nhà đầu tư muốn thoái vốn.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp và cách phòng tránh. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại https://tuvantraiphieu.com.vn/ để đưa ra quyết định đầu tư an toàn, hiệu quả nhất nhé./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.