Có nên mua chứng chỉ quỹ hay không?

Chứng chỉ quỹ là sản phẩm tài chính đang rất hot trong thời gian gần đây. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi “có nên mua chứng chỉ quỹ” lại trở thành từ khóa được nhiều người quan tâm, tìm kiếm đến vậy. Nếu đây cũng là vấn đề mà bạn đang thắc mắc, đừng bỏ qua nội dung bài viết này nhé.

Chứng chỉ quỹ là gì?

chung-chi-quy-la-gi

Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán, xác nhận quyền sở hữu vốn góp của người mua chứng chỉ quỹ trong một quỹ đầu tư đại chúng (quỹ mở). Quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của rất nhiều nhà đầu tư, sau đó dùng chính khoản vốn góp đó để đầu tư chứng khoán hoặc các loại tài sản khác, nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Người nắm giữ chứng chỉ quỹ sẽ được chia lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư của quỹ, sau khi trừ đi các loại phí liên quan. Điểm khác biệt lớn nhất giữa chứng chỉ quỹ và cổ phiếu là người sở hữu chứng chỉ quỹ sẽ không được trực tiếp đưa ra hay can thiệp vào quyết định đầu tư. Điều này sẽ do các chuyên gia của quỹ thay mặt thực hiện.

Các loại chứng chỉ quỹ ở Việt Nam 

Hiện nay, có thể kể tới một số loại chứng chỉ quỹ đang phổ biến tại Việt Nam như:

– Chứng chỉ quỹ Techcombank: Là một loại chứng chỉ do quỹ đầu tư của Techcombank phát hành, nhắm tới sản phẩm chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và tín phiếu tốt.

– Chứng chỉ quỹ Vndirect (VNDAF): Thuộc nhóm cổ phiếu VN30 có vốn hóa lớn trên thị trường, hứa hẹn mang lợi nhuận về cho nhà đầu tư thông qua sự tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế Việt Nam.

– Chứng chỉ quỹ ETF: Mô phỏng tỷ suất sinh lợi nhuận của trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa và các loại tài sản khác.

– Chứng chỉ quỹ SSI: Là chứng chỉ của Công ty TNHH Quản Lý Quỹ SSI (SSIAM) – một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam. Chứng chỉ quỹ SSI hướng tới mục tiêu tạo thu nhập dài hạn cho nhà đầu tư, không giới hạn thời gian hoạt động và có giá trị tối thiểu 2 triệu đồng.

– Chứng chỉ quỹ VFM: Là chứng chỉ của Công ty Cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). Đặc trưng là xây dựng danh mục đầu tư đa dạng, cân đối, hướng tới độ an toàn cao và tối ưu hóa lợi nhuận.

– Chứng chỉ quỹ VCBF: Là quỹ của Vietcombank, tập trung đầu tư vào các loại cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

– Chứng chỉ quỹ VNDAF: Mục tiêu là tập trung đầu tư vào nhóm cổ phiếu VN30, nhằm mang tới khoản thu nhập vượt bậc nhờ vào đội ngũ chuyên gia danh tiếng, giàu kinh nghiệm.

Có nên mua chứng chỉ quỹ?

co-nen-mua-chung-chi-quy

Trong khi thị trường cổ phiếu, trái phiếu thời gian qua có nhiều biến động lớn khiến nhà đầu tư cá nhân lo ngại, thì chứng chỉ quỹ lại rộ lên như một xu hướng mới rất được ưa chuộng. Nguyên nhân là bởi những lợi ích mà chứng chỉ quỹ có thể mang lại cho nhà đầu tư. Chẳng hạn như:

– Bất cứ ai cũng có thể đầu tư vào chứng chỉ quỹ, bởi những công việc phức tạp như lập danh mục đầu tư, phân tích, đánh giá tiềm năng của các loại tài sản, dự báo thị trường… đều sẽ có chuyên gia làm thay bạn. Bạn không cần phải am hiểu sâu về tài chính – chứng khoán – kinh tế… như với cổ phiếu hay một số kênh khác.

– Chứng chỉ quỹ hướng tới sự lâu dài, nên nhà đầu tư có thể tránh được những biến động ngắn hạn của thị trường – một trong những rủi ro lớn nhất đối với nhà đầu tư chứng khoán.

– Rủi ro của chứng chỉ quỹ tương đối thấp, bởi khả năng bảo toàn vốn trong trường hợp giá của chứng khoán thấp hơn so với giá trị chuyển đổi của nó. Đặc biệt là các quyết định đầu tư được đưa ra bởi những nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp, giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm nên độ an toàn cũng sẽ cao hơn việc một “tay mơ” tự đầu tư.

– Tính thanh khoản của chứng chỉ quỹ được đánh giá rất cao. Bạn có thể rút một phần hoặc toàn bộ vốn của mình bất cứ khi nào có nhu cầu. 

– Chứng chỉ quỹ không đòi hỏi vốn lớn như các kênh khác. Thậm chí nhiều quỹ mở cho phép nhà đầu tư “khởi động” chỉ với vài chục ngàn đồng.

Tất nhiên, bên cạnh những ưu điểm vô cùng hấp dẫn kể trên thì chứng chỉ quỹ cũng có nhưng hạn chế, rủi ro nhất định. Để tối ưu hiệu quả đầu tư và giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất, điều quan trọng là nhà đầu tư cần mua đúng chứng chỉ quỹ của quỹ mở uy tín với những chuyên gia thật sự chuyên nghiệp nhé./.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.